Phúc Âm: Lc 12,39-48
“Ai đã được cho nhiều thì sẽ bị
đòi nhiều.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
39
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em hãy biết điều này : nếu chủ
nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. 40 Anh
em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ
đến.” 41
Bấy giờ ông Phê-rô hỏi : “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho
tất cả mọi người ?” 42 Chúa đáp : “Vậy thì ai là người quản gia trung
tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần
thóc gạo đúng giờ đúng lúc ? 43 Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy,
thì thật là phúc cho anh ta. 44 Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi
sóc tất cả tài sản của mình. 45 Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng : ‘Còn lâu
chủ ta mới về’, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, 46 chủ của
tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ
loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín. 47
“Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ,
thì sẽ bị đòn nhiều. 48 Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện
đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai
được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.”
Suy
niệm:
Lại
một lần nữa Chúa Giê-su đưa ra lời kêu gọi “hãy sẵn sàng”, nhưng lần này không
phải là sẵn sàng cho sự bất ngờ đầy hứng thú khi ông chủ trở về với phần thưởng
trọng hậu cho người đầy tớ trung thành. Chúa đưa ra hình ảnh rất thực tế về một
sự bất ngờ khó chịu: hình ảnh tên trộm luôn rình rập, chỉ cần một giây phút chủ
nhà sơ hở mất cảnh giác là tên trộm chớp nhoáng ra tay. Chắc chắn rằng Ngài
không có ý hù doạ chúng ta khi sánh ví việc “Con Người đến” với việc “kẻ trộm
viếng nhà”. Ngài muốn nhấn mạnh rằng Lời của Chúa luôn là lời mời gọi cấp bách,
đòi hỏi chúng ta đáp trả cách mau mắn và quảng đại. Hơn nữa, Ngài muốn chúng ta
phải sẵn sàng ở mức cao nhất, không được phép lơ là một đường tơ kẽ tóc nào khiến
cho chúng ta vuột mất hạnh phúc Chúa dành cho những “tôi tớ trung thành và khôn
ngoan”.
Qua
đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy có hai nhóm đầy tớ: Trung
tín và bất trung. Điều này làm tôi liên tưởng đến các mối phúc và những mối họa
trong Tin Mừng Luca (Lc 6,20-26). Ngoài ra trong Tin Mừng Matthêu (25,31-46)
khi nói về ngày quang lâm, Chúa Giêsu tách biệt chiên và dê – người được thưởng
và kẻ bị phạt.
Dựa
theo nội dung của đoạn Tin Mừng trên, tỉnh thức và sẵn sàng nghĩa là sống bác
ái, yêu thương nhất là nhận ra sự hiện diện của Chúa qua tha nhân: ‘Nào những kẻ
Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ
thở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi
cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước… (Mt 25,34-36).
Ngược
lại, những đầy tớ không tỉnh thức nghĩa là không nhận ra Chúa qua tha nhân,
không sống bác ái yêu thương nên Chúa Giêsu nói: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi
cho khuất mắt Ta và vào lửa đời đời… vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn;
Ta khát các ngươi đã không cho uống… Ta đau yếu ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm
nom.’ (Mt 25,41-43)
Vậy,
sự khác biệt ở hiện tại và tương lai giữa hai nhóm người ở trên là ‘làm’ và
‘không làm’ – hưởng hạnh phúc và bất hạnh như Chúa Giêsu nói rõ trong Tin Mừng:
‘Thật Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những
anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy’ (Mt
25,40). Ngược lại, Chúa Giêsu cũng nói với những người bất hạnh: ‘Thật Ta bảo
thật các ngươi, mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những anh em
bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy’ (Mt 25,45).
Sống
Lời Chúa:
+
Thời gian là “tên trộm bất ngờ” thoắt đến rồi đi, và đã đi thì
không bắt lại được. Tôi sẵn sàng bằng cách mau mắn quảng đại chu toàn các việc
bổn phận hằng ngày của tôi.
+ Chúa Giêsu đang nhắc mỗi
người chúng ta phải biết tận dụng tất cả ân huệ của Chúa đã ban, để làm trọn
thánh ý của Chúa Cha, nếu không thì chúng ta phải trả lẽ trước mặt Chúa với một
đòi hỏi cao. Mọi đặc ân của sự hiểu biết bao giờ cũng mang theo trách nhiệm.
Nên tội sẽ trở nên nặng gấp đôi cho những ai đã hiểu biết mà vẫn cứ lỗi phạm,
cũng như đáng trách cho những ai có đầy đủ điều kiện, dụng cụ, phương tiện, và
thời gian mà không hoàn thành công việc của mình.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, Lời của Chúa như ngọn lửa
bùng cháy, sưởi ấm con người. Xin cho con mỗi khi nghe Lời Chúa, tâm hồn con được
hấp thu sức nóng của Lời, và xin giúp con mau mắn thi hành Lời Chúa.
Lẽ sống:
Hòn
Vọng Phu
Giữa
Nha Trang và Tuy Hòa, khoảng xa lộ 21 và sông Hinh, gần quận Khánh Dương có một
ngọn núi tên là Vọng Phu, có nghĩa là trông đợi chồng.
Theo
tục truyền trong dân gian thì thuở xưa có một gia đình sống hạnh phúc ở gần
chân núi. Khi giặc giã nổi lên ở biên thùy, người chồng theo lệnh vua, tòng
quân ra ngoài biên ải để chống quân thù, để lại người vợ trẻ và đứa con đang
còn bú mớm. Người vợ trẻ ở nhà chờ chồng, mỗi ngày bế con trèo lên ngọn núi
ngóng về phía biên cương xem có dáng chồng trở về hay không. Thời gian trôi qua
nhưng đoàn quân chưa thấy về, người vợ và đứa con chờ đợi mãi hóa thành đá. Người
đời biết chuyện nên gọi đó là Hòn Vọng Phu.
Có
lẽ đây chỉ là một ngọn núi được cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau. Theo thời
gian, mưa gió sói mòn loại đá mềm, để lại hình dạng mường tượng như một người bồng
con ngồi trông ra phía biển. Người dân ta đa sầu đa cảm, lại thêm cảnh nước
luôn loạn ly, đã mượn hình dạng của núi để diễn tả tâm sự trông đợi chồng của
người thiếu phụ Việt Nam. Ðiều làm cho xao xuyến
cảm động ở đây là lòng chung thủy của một thiếu phụ, dù đói no, đau yếu hay mạnh
khỏe, vẫn trước sau một lòng thương yêu chồng, xem chồng như là lẽ sống của cuộc
đời. Rung
động trước dạ trung kiên của người thiếu phụ Việt Nam qua hình ảnh Hòn Vọng
Phu, chúng ta không khỏi không cảm động trước Tình Yêu của Thiên Chúa đối với
chúng ta. Dù núi
dời, dù đồi chuyển, dù con người có bội bạc phôi pha, Thiên Chúa vẫn luôn chung
thủy trong Tình Yêu của Người. Càng thấm thía tình thương của Chúa, chúng ta
càng cảm thấy Người là lẽ sống và là tất cả của cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét