Thánh Brunô Linh mục
Phúc Âm: Lc 10,25-37
“Ai là người thân cận của tôi ?”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
25
Khi ấy, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi Người rằng
: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?” 26 Người
đáp : “Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ?” 27 Ông ấy thưa : “Ngươi phải yêu mến
Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí
khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” 28 Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông trả
lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”
29
Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng
: “Nhưng ai là người thân cận của tôi ?” 30 Đức Giê-su đáp : “Một người kia từ
Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch
người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31 Tình
cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông
tránh qua bên kia mà đi. 32 Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng
tránh qua bên kia mà đi. 33 Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ
nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương
cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về
quán trọ mà săn sóc. 35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ
quán và nói : ‘Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì
khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.’ 36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ
ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?” 37 Người
thông luật trả lời : “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.”
Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”
Suy
niệm:
Phải
làm gì để được sự sống đời đời? Đây là câu hỏi rất quan trọng và thực tế của cuộc
đời, nhưng người hỏi là thầy thông luật: tuy ông đã biết câu trả lời nhưng vẫn
hỏi để thử Chúa Giêsu. Thay vì cho ông câu trả lời, Chúa Giêsu hỏi lại ông:
"Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?" Ông ấy thưa: "Ngươi phải
yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và
hết trí khôn ngươi (Dt 6:5), và yêu mến người thân cận như chính mình (Lev
19:18)." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy
là sẽ được sống."
Ai
là người thân cận của tôi? Tuy Jericho cách Jerusalem khỏang 20 dặm nhưng độ
cao khác biệt là 3,600 ft. Đây là đọan đường rất nguy hiểm vì lối đi hẹp và có
rất nhiều hang động, chỗ ẩn của trộm cướp. Rất ít ai dám đi một mình trên quãng
đường này. Người bị đánh trọng thương rất có thể là người Do-Thái vì đi từ
Jerusalem xuống. Chúa Giêsu liệt kê ra 3 lọai người và phản ứng của họ khi nhìn
thấy người bị thương:
Thầy
tư tế: là người Do-Thái. Lý do tại sao ông
tránh có thể vì sợ sẽ bị không sạch trong 7 ngày (Num 19:11) nếu động tay vào
xác chết, và sẽ không được phục vụ trong Đền Thờ. Ông đặt việc tế tự trên lòng
thương xót khi ông tránh qua bên kia mà đi.
Thầy
Lêvi: cũng là người Do-Thái. Nhiệm vụ của
Levites là phục vụ cung điện nơi Hòm Bia của Thiên Chúa ngự. Giống như thầy tư
tế, ông có lẽ cũng sợ bị không sạch, nên tuy cũng thấy người bị trọng thương,
nhưng rồi cũng tránh qua bên kia mà đi.
Người
Samaria xem người Do-Thái như thù địch và không muốn chung chạ gì với họ.
Nhưng khi thấy người bị trọng thương, người Samaria không để ý đến nạn nhân là
người Do-Thái hay không, ông chạnh lòng thương nạn nhân đau khổ: một niềm thương
xót giữa người với người.
Chúa
Giêsu hỏi thầy thông luật: “Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra
là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? " Người thông luật trả
lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức
Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
Sống
Lời Chúa:
+
Trong đời thường, con người tự tạo cho mình quá nhiều rào cản đối
với những người chung quanh chúng ta, để rồi tự định đoạt cách cư xử của mình đối
với mỗi người. Qua dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu. Chúa Giêsu đã khai mở, cất
đi các rào cản đó, mà chúng ta đang mắc phải.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Xin ban cho mọi
thành viên trong gia đình chúng con có được cái nhìn của Chúa với tấm lòng yêu
thương của Chúa, đối với hết mọi người mà chúng con gặp trên đường đời.
Lẽ sống:
Chờ
đợi
Theo
tâm lý thông thường, ai cũng sợ phải chờ đợi, ai cũng sợ phải xếp hàng cả ngày.
Ít hay nhiều, sự chờ đợi nào cũng là một cực hình. Nhưng mâu thuẫn thay, chúng
ta lại thường biến cuộc đời thành một thứ đợi chờ, thành những phòng đợi triền
miên...
Cả
tuần lễ, ai cũng mong được đến ngày thứ Bảy, Chúa Nhật để được nghỉ ngơi. Chúa
Nhật này đến, chúng ta lại chờ đợi Chúa Nhật khác đến. Tháng này đến, chúng ta
lại chờ tháng sau. Năm này đến, chúng ta lại chờ năm sau...
Lên
xe, chúng ta mong đến đích điểm. Khi đến nơi, chúng ta lại thấp thỏm mong ra về.
Vào rạp chiếu bóng, nhiều người thường vội vàng đứng dậy trước khi cuốn phim chấm
dứt: họ làm như thể vào rạp chiếu bóng là chỉ để mau đến giây phút ra về. Ði dự
thánh lễ, dù lễ chưa xong, đã có kẻ muốn vội vàng đứng lên ra về: họ làm như thể
chỉ đến nhà thờ để mong cho đến giây phút tan lễ. Vừa ra khỏi nhà, đã chờ mong
để quay trở lại, nhưng khi vào nhà thì lại đợi đến lúc đi ra.
Với
sự nóng lòng chờ đợi giây phút sẽ tới này, chúng ta sống như thể cuộc đời không
có sự liên hệ với những giây phút hiện tại. Chúng ta biến cuộc đời thành một thứ
phòng đợi, đợi hết cái này đến điều kia, đợi cả những điều sẽ không bao giờ xảy
đến.
Tháng Mười là tháng
dành riêng để tôn kính Mẹ Maria với tràng chuỗi Mân Côi và cùng với Mẹ, sống mầu
nhiệm cứu rỗi trong từng phút giây của cuộc sống.
Ơn
cứu rỗi không là một biến cố của quá khứ hoặc là một biến cố sẽ đến mà là một sự
kiện đang diễn ra trong từng phút giây của cuộc sống. Mẹ Maria quả thực là mẫu
gương cho chúng ta trong thái độ tiếp nhận ơn cứu rỗi. Thời gian đối với Mẹ
không là những tháng ngày chờ đợi, mà là những tích tắc của từng khoảnh khắc
đang đến với Mẹ.
Với
hai tiếng "Thưa, xin vâng!", Mẹ đón nhận giây phút hiện tại như một
món quà cao quý nhất Thiên Chúa trao ban.
Cùng với Mẹ sống lại mầu
nhiệm của ơn cứu rỗi, chúng ta hãy đón nhận Ðấng đang đến, Ðấng hôm qua, hôm
nay và mãi mãi vẫn là một. Chúng ta hãy đón Ngài trong phút giây hiện tại này
đây với tất cả tin tưởng phó thác.
Chúa trao ban với chúng
ta nhiệm vụ để thi hành trong phút giây này đây. Chúng ta hãy hoàn tất với tất
cả cố gắng của chúng ta. Chúa trao ban cho chúng ta niềm vui của phút giây này
đây, hãy tận hưởng như thể sẽ không còn một niềm vui nào khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét