Đức Mẹ Mân Côi
Phúc Âm: Lc 1,26-38
“Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ
một con trai.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
26
Khi ấy, bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần
Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, 27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với
một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
28
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa
ở cùng bà.” 29
Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. 30
Sứ thần liền nói : “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên
Chúa. 31
Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người
sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ
ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến
muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” 34
Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần : “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến
việc vợ chồng ?” 35
Sứ thần đáp : “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ
toả bóng trên bà ; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên
Chúa. 36
Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một
người con trai : bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được
sáu tháng, 37
vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” 38
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói với sứ thần : “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người
thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
Suy
niệm:
Kinh
Kính Mừng là kinh đẹp nhất chỉ sau kinh Lạy Cha, kinh do chính Đức Giê-su dạy, bởi vì kinh Kính Mừng
có nguồn gốc từ chính Lời Chúa trong Phúc Âm. “Kính mừng Ma-ri-a đầy
ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà”: lời thiên thần Gáp-ri-en kính chào Mẹ khi
truyền tin Mẹ sẽ thụ thai Con Thiên Chúa (x. Lc 1,28). “Bà có phúc lạ hơn mọi
người nữ và Giê-su con lòng bà gồm phúc lạ”: lời thánh nữ I-sa-ve, tràn đầy
Thánh Thần, cùng với người con đang nhảy mừng trong lòng, đáp lại lời chào của
Đức Maria (x. Lc 1,42). “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời…”: đó còn là lời của
toàn thể Hội Thánh tung hô Mẹ khi tuyên xưng đặc ân Mẹ Thiên Chúa của Mẹ (Công
đồng Ê-phê-xô năm 431). Chuỗi Mân Côi kết dệt bằng những lời kinh kính mừng cùng với
việc suy gẫm 20 mầu nhiệm Tin Mừng gắn liền với công trình nhập thể cứu chuộc của
Đức Giê-su Ki-tô, trong đó Mẹ luôn luôn góp phần cách trực tiếp. Phải
chăng đó là lý do Mẹ rất yêu thích chuỗi Mân Côi? Có lần nào Mẹ hiện ra mà
không cầm tràng chuỗi Mân Côi hoặc không nhắc nhở con cái Mẹ lần chuỗi Mân Côi
không nhỉ?
Sống
Lời Chúa:
+
Lời giải thích của sứ thần Thiên Chúa với Đức Maria, cũng là lời
giải thích cho mỗi người trong chúng ta, khi đứng trước những nghịch cảnh trong
đời sống của mình, giúp chúng ta vững tin trong mọi lúc cầu nguyện cùng Thiên
Chúa. Thiên Chúa sẽ làm tốt mọi sự cho chúng ta theo sự quan phòng của Ngài, để
chúng ta được vui sống trong an lành của Ngài.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, khi đứng trước những
nghịch cảnh, tưởng chừng không thể khác hơn. Xin cho mọi thành viên trong gia
đình chúng con vững tin trong cầu nguyện cùng Chúa.
Lẽ sống:
Ðức
Mẹ Mân Côi
Chuỗi Mân Côi là quà tặng
quí báu, Thiên Chúa và Đức Mẹ trao cho chúng ta. Người ta gọi chuỗi Mân Côi là
kinh nguyện của người bình dân. Thực vậy, cho tới thế kỷ XII, Hội Thánh chỉ
dùng 150 thánh vịnh làm kinh nguyện chính thức. Tới khi bà thánh Birgitta được ơn
Chúa soi sáng mới đặt ra chuỗi 150 Kinh Kính Mừng để thay thế cho 150 Thánh vịnh.
Các mầu nhiệm Mân Côi còn được gọi là cuốn
sách Phúc âm rút gọn của người bình dân, bởi vì sau này người ta thêm 15 mầu
nhiệm vào kinh Mân côi. Cứ 10 kinh Kính mừng lại suy gẫm vê một mầu nhiệm mùa
Vui, Thương hoặc Mừng.
Chuỗi
Mân Côi rất cao quí vì chính nội dung của nó như chúng ta vừa đề cập tới. Người
biết sử dụng sẽ gặp được hiệu quả phi thường. Ngay trong sự tích việc thành lập
lòng sùng kính này đã đã ghi dấu bằng một phép lạ đặc biệt. Ngày kia trên đường
đi Tây Ban Nha, hai thánh Đôminicô và Bernađo chẳng may bị sa vào tay quân cướp.
Sau khi bóc lột tất cả, chúng bắt các Ngài phải làm nô lệ chèo thuyền. Một lần
con thuyền bị bão đánh giữa khơi. Trong cơn nguy nan, thánh Đôminicô đã cầu xin
Đức Mẹ và được Ngài hiện ra dạy phải lần chuỗi Mân Côi. Mọi người trong thuyền
đều hứa sẽ thực hiện theo lời chỉ dạy của Mẹ. Bão tố liền tan biến.
Cũng
chính thánh Đôminico, trong cuộc tranh đấu chống lại bè rối Albigeois năm126, một
lần nữa được Đức Mẹ dạy cho biết phải dùng chuỗi Mân Côi làm khí giới. Thánh
nhân đã dốc toàn lực phổ biến thực hành đạo đức này và được gặt hái được thành
quả mĩ mãn. Bè rối Albigeois hoàn toàn bị tiêu diệt.
Năm
1571, lịch sử được chứng kiến một thành quả vĩ đại của Kinh Mân Côi mang lại.
Chính biến cố lịch sử này là nguồn gốc lễ kính Thánh Mẫu Mân Côi, Khi ấy quân Hồi
Xâm lăng Au Châu, tàn phá những nơi họ đi qua, tiêu diệt dân công giáo. Cùng với
việc triệu tập đạo quân thánh giá từ hai nước Ý và Tây Ban Nha, Đức Giáo hoàng
Piô V kêu gọi mọi người chạy đến với Kinh Mân côi. Cuộc chiến quá chênh lệch đã
diễn ra tại vịnh Lepante, nhưng với quân số ít ỏi và khí giới tồi tàn, người
công giáo đã thắng trận vẻ vang trước đoàn quân Hồi giáo đông đảo và trang bị
hùng hậu, từ Roma, Đức Giáo hoàng đã thấy được cuộc chiến thắng này và nói với
các vị trong giáo triều hãy tạ ơn Chúa. Hôm đó là ngày 07 tháng 10. Đức giáo
hoàng đã thiết lập một lễ để ghi nhớ chiến thắng này.
Lịch
sử còn ghi lại nhiều thành quả kỳ diệu khác nữa của Kinh Mân côi. Chẳng hạn
Kinh Mân côi đã mang lại chiến thắng tại Vienna ngày 12 tháng 9 năm1683, hay đã
chấm dứt bệnh dịch tại Milan... Chuỗi Mân côi vẫn còn là một phương thế cứu rỗi
hữu hiệu của mỗi tín hữu. Khi hiện ra tại Lộ Đức hay tại Fatima, Đức Mẹ đều kêu
gọi chúng ta hãy siêng năng lần chuỗi Mân côi.
Vậy khi mừng lễ Thánh mẫu
Mân Côi, Giáo hội muốn chắc lại sức mạnh cứu rỗi vô song của Kinh mân côi và
kêu gọi mọi người hãy năng lần chuỗi Mân Côi như phương thế hữu hiệu để cải thiện
đời sống và xây dựng Nước trời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét