PHÚC ÂM: Mt 22,34-40
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
34
Khi ấy, nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người
Pha-ri-sêu họp nhau lại. 35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức
Giê-su để thử Người rằng : 36 “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào
là điều răn trọng nhất ?” 37 Đức Giê-su đáp : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38 Đó là
điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy,
là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40 Tất cả Luật Mô-sê và các sách
ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.”
Suy niệm:
Mến Chúa và yêu người
Nhóm
Sađốc chất vấn Chúa về sự sống lại đã bị Chúa bẻ gẫy không dám hỏi nữa. Nghe vậy
bọn biệt phái muốn tấn công lại, cho nên một nhà thông luật đã đưa ra vấn đề để
thử Chúa: Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất. Luật Do Thái gồm cả
thảy 613 điều được chia thành 248 điều phải làm và 365 điều phải tránh. Đồng thời
có những điều nặng và những điều nhẹ. Phạm những điều nhẹ thì chịu phạt đền tội,
còn phạm những điều nặng, có thể bị án tử hình. Các nhà thông luật thường tranh
luận với nhau xem điều luật nào quan trọng nhất. Trước vấn nạn được đưa ra,
Chúa Giêsu đã trả lời một cách rõ ràng và xác đáng: Ngươi hãy kính mến Chúa hết
lòng. Đó là giới răn quan trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng quan trọng như
giới răn thứ nhất, đó là hãy yêu thương anh em như chính mình. Chúa đem điều luật
yêu người đặt ngang hàng với luật mến Chúa, đó là điểm đặc sắc trong những lời
giảng của Người.
Lời
xác quyết của Chúa thật minh bạch. Đi theo chiều hướng ấy, các tông đồ cũng nhấn
mạnh, chẳng hạn thánh Gioan đã viết: Thiên Chúa là tình yêu. Ai ở trong tình
yêu là ở trong Thiên Chúa. Rồi thánh Phaolô cũng căn dặn: Anh em hãy mặc lấy đức
ái, đó là giềng mối của sự trọn lành. Như vậy mến Chúa hết lòng và yêu anh em
như chính mình, đó là đỉnh cao của sự thánh thiện và đó cũng là việc chúng ta cần
thực hiện trong cuộc sống trần gian.
Nên
thánh không phải là làm phép lạ, vì có vị thánh suốt đời chẳng làm một phép lạ
nào cả. Nên thánh cũng không phải là không phạm tội bao giờ, vì có nhiều vị
thánh đã sa ngã nặng nề như thánh Phaolô, thánh Augustinô. Nên thánh cũng không
phải chỉ là ăn chay đánh tội, thức khuya dậy sớm, làm mòn mỏi thân xác. Thực hiện
được những hy sinh to lớn ấy là điều đáng khen, đáng ca ngợi, nhưng không phải
là điều cốt yếu của sự thánh thiện. Nên thánh cũng không hệ tại việc đọc kinh
dài, xem lễ rước lễ hằng ngày và cầu nguyện lâu giờ. Những việc đạo đức này thật
tốt, song chỉ là những phương tiện giúp chúng ta nên thánh chứ không phải là bản
chất của sự thánh thiện.
Vì thế, sự thánh thiện
cốt tại lòng mến Chúa và yêu người. Bất kỳ những gì, dù nhỏ bé, kín đáo, tầm thường
đến đâu, song được làm vì lòng mến Chúa
và yêu người, thì nó sẽ trở nên thánh thiện cho chúng ta. Bởi vậy, thánh
Augustinô đã nói: Ama et fac quod vis, hãy yêu mến rồi làm gì cũng được. Rất
tiếc có những người đã uổng công xây căn nhà đạo đức thánh thiện của mình không
đúng cách vì không có được lòng mến Chúa yêu người làm nền tảng, cho nên không
bao lâu chiếc mặt nạ đạo đức bị rớt xuống, và họ chỉ là những kẻ giả hình, gian
dối mà thôi. Chúa không kể thời gian lâu mau. Chúa không xét việc làm to nhỏ.
Chúa không coi việc làm vất vả hay nhẹ nhàng, nhưng Chúa đo mọi
hành vi chúng ta làm bằng tình yêu, Người dùng mức độ tình yêu để đánh giá và ấn
định công trạng đời sống chúng ta. Bởi đó, yêu nhiều là làm nhiều,
và làm nên công nghiệp của mình trước mặt Thiên Chúa.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, xin cho mọi người trong gia đình chúng con khi thực hiện lòng bác ái và
phục vụ người anh em, là vì Chúa. Chúa trong người ấy.
Lẽ sống:
Xin
cho con được thay đổi chính con
Một
triết gia Ấn Ðộ đã nhìn lại quãng đời đi của mình như sau: Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu
óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất mà tôi dâng lên Thượng Ðế là: Lạy Chúa, xin ban
cho con nghị lực để thay đổi thế giới.
Ðến tuổi trung niên,
tôi mới nhận thấy rằng một nửa đời tôi đã qua đi mà tôi chưa thay đổi được một
người nào. Lúc đó, tôi mới cầu nguyện với Thượng Ðế: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được biến cải tất
cả những người con đã gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con. Và như
vậy là đủ cho con mãn nguyện rồi.
Nhưng giờ đây, tóc đã bạc,
răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, tôi mới nhận thức rằng
tôi đã khờ dại biết chừng nào. Giờ này, tôi chỉ còn biết cầu nguyện như sau: Lạy
Chúa, xin ban cho con ơn được thay đổi chính con.
Nếu
tôi biết cầu nguyện như thế ngay từ lúc đầu, thì tôi đã không phí phạm quãng đời
đã qua. Người xưa đã có lý khi dạy chúng
ta: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ...
Theo trật tự của cuộc cạch mạng, thì cách mạng bản thân là điều tiên quyết.
Một
nhà cách mạng nào đó đã nói: chỉ cần 10 người như thánh Phanxicô thành Assisi
thì cuộc diện thế giới sẽ thay đổi. Cuộc cách mạng đầu tiên mà bất cứ vị thánh
nào cũng khởi sự đó là cách mạng bản thân. Chúa Giêsu đã chuẩn bị 3 năm sống công khai bằng 30 năm âm thầm,
40 đêm ngày ăn chay cầu nguyện... Và lời kêu gọi đầu tiên của Ngài là: hãy sám
hối và tin vào Tin Mừng.
Ai
trong chúng ta cũng biết câu châm ngôn: Thà thắp lên một ngọn đèn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối.
Nếu mỗi người, ai cũng đốt lên ngọn đèn của mình, nếu mỗi người, ai cũng đóng
góp phần ít ỏi, nhỏ mọn của mình, thì có lẽ thế giới này sẽ bớt lạnh lẽo hơn vì
lòng ích kỷ... Không ai nghèo đến nỗi không có gì để cho người khác. Chúng ta
hãy bắt đầu bằng món quà nhỏ mọn, có khi vô danh của chúng ta. Một giọt nước nhỏ
là điều không đáng kể trong đại dương, nhưng nếu không có những giọt nước nhỏ kết
tụ lại, thì đại dương kia cũng sẽ chỉ là sa mạc khô cằn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét