Phúc Âm: Lc 11,27-28
“Phúc thay người mẹ đã cưu mang
Thầy. Đúng hơn : phúc thay kẻ lắng nghe lời Thiên Chúa.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
27
Khi ấy, Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng
thưa với Người : “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm !” 28 Nhưng
Người đáp lại : “Đúng hơn phải nói rằng : Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời
Thiên Chúa.”
Suy
niệm:
Giữa
đám đông đang nghe Chúa Giêsu giảng, có một phụ nữ, vì cảm phục trước việc Chúa
trừ quỉ đã cất tiếng ngợi khen người mẹ đã sinh ra Chúa. Con cái làm rạng danh
cha mẹ. Người phụ nữ thấy việc Chúa làm thì đã thốt lên tâm tình này. Thế nhưng,
ở đây Chúa Giêsu còn đi xa hơn khi mời gọi: "Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn".
Người
phụ nữ đã đơn sơ ca ngợi người đã sinh ra Chúa Giêsu.
-
Chúng ta có biết ca ngợi những kì công Chúa làm cho chúng ta mỗi ngày không?
-
Chúng ta có cám ơn Chúa vì những gì Người đã và đang trao tặng cho chúng ta lúc
này không?
-
Chúng ta có cảm tạ Chúa vì sự hiện diện của chúng ta nơi này cho tới lúc này
không?
Mẹ
Maria có phúc vì Mẹ đã lắng nghe và tuân giữ lời Chúa. Điều này chứng tỏ cho ta
thấy được rằng: Ai lắng nghe và tuân giữ lời Chúa thì cũng được gọi là người có
phúc. Chúng ta là những Kitô hữu chúng ta, nhưng chúng ta có phải là người có
phúc trước mặt Chúa chưa?
Sống
Lời Chúa:
+
“Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!” Nhưng Người
đáp lại: “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.” (Lc 11,27-28)
Cầu
nguyện:
Xin Chúa cho chúng ta xứng đáng
là người có phúc trước mặt Chúa và mọi người bằng cách luôn biết lắng nghe và
thực thi Lời Chúa.
Lẽ sống:
Một
cách truyền giáo
Tuần
báo Midnight-Globe xuất bản tại Hoa Kỳ, gần đây có thuật lại một phương thức
làm việc tông đồ của một tín hữu Kitô như sau: mỗi ngày, trừ ngày Chúa Nhật,
ông Jewel Pierce đều ra bờ sông Coosa, gần chỗ ông ở, tại bang Alabama. Ông ném
xuống sông hai chai không, trong đó ông để một mảnh giấy ghi lại một câu kinh
thánh nói về tình thương, hay một sứ điệp tương tự, kèm theo đó là lời đề nghị
sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai cần đến sự giúp đỡ của ông về tinh thần cũng
như vật chất. Những chai không đó được bít kín lại và theo dòng sông chạy ra biển
khơi cách đó 15 cây số.
Trong
vòng 40 năm, ông Jewel Pierce đã gửi đi được 27,000 sứ điệp tình thương Kitô như
thế, kèm theo địa chỉ của ông. Ðã có hơn 2,000 người thuộc 30 quốc gia khác
nhau đã viết thư trả lời và rất nhiều người đã đọc được những lời đầy hy vọng của
sứ điệp Kitô.
Một
vị giám mục Việt Nam đã thuật lại chứng từ sau đây. Tại một làng nhỏ ở miền thượng
du Bắc Việt, toàn dân làng là người Công Giáo, nhưng từ 20 năm qua, họ không có
linh mục coi sóc. Dù vậy, các tín hữu vẫn tổ chức các buổi đọc kinh và hát
thánh ca tại nhà thờ. Ðây cũng là nơi họ tổ chức các lễ cưới và rửa tội một
cách trọng thể. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dân làng vẫn sống trong an vui và
bình thản.
Tiếng
đồn về niềm vui của dân làng này đến tai một làng sơn cước. Do đó, dân làng sơn
cước này yêu cầu những người Công Giáo cho người đến dạy họ các bài kinh và
thánh ca để họ cũng tìm được niềm vui.
Nhưng
dân làng Công Giáo không tìm được ai: người lớn thì phải đi làm việc đồng áng,
trẻ em thì phải đi học, còn người già cả thì không đủ sức băng rừng leo núi để
đến giúp người sơn cước. Chỉ có một người thuộc kinh bổn, thánh ca và biết các
nghi thức tôn giáo. Người đó lại là một người mù.
Sau
khi bàn bạc với nhau, dân làng sơn cước đã đồng ý sai người dẫn hai con ngựa đi
rước người mù. Người tín hữu tàn tật này đã ở lại với dân làng 4 tháng. Cứ mỗi tối, sau khi
làm việc trở về, dân làng tụ họp với nhau, nay nhà này, mai nhà khác, để tập đọc
kinh và hát thánh ca. Sau một thời gian, người giảng viên giáo lý mù khảo sát
và làm phép rửa cho người dân làng đầu tiên. Và người tân tòng này lại rửa tội
cho những người khác và cứ như thế cho đến người cuối cùng.
Phương
pháp làm việc tông đồ của làng Công Giáo trên đây là phương pháp đơn sơ, nhưng
cốt yếu của Kitô giáo: đó là rao giảng bằng chính chứng từ của cuộc sống, nhất là cuộc sống
an bình và vui tươi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét