Lời
Chúa: Chúa Nhật XXVIII TN - năm A. 12.10.2014
PHÚC ÂM: Mt 22,1-14
“Gặp ai, anh em cũng mời hết vào
tiệc cưới.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
1
Khi ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng
: 2
“Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. 3 Nhà
vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc,
nhưng họ không chịu đến. 4 Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ
: ‘Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng : Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ
và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới !’ 5 Nhưng
quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi : kẻ thì đi thăm nông trại, người
thì đi buôn, 6
còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết. 7 Nhà
vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ
thành phố của chúng. 8 Rồi nhà vua bảo đầy tớ : ‘Tiệc cưới đã sẵn sàng
rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. 9 Vậy các ngươi đi ra các ngả đường,
gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.’ 10 Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận
xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.
11 “Bấy
giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y
phục lễ cưới, 12
mới hỏi người ấy : ‘Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ
cưới ?’ Người ấy câm miệng không nói được gì. 13 Nhà vua liền bảo những người phục
dịch : ‘Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta
sẽ phải khóc lóc nghiến răng ! 14 Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn
thì ít’.”
Suy niệm:
Tiệc cưới, áo cưới
Dụ
ngôn tiệc cưới và chiếc áo cưới trong Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta mặc lấy
một trong những tâm
tình cơ bản nhất của Kitô giáo, đó là hân hoan, vui mừng. Kitô giáo thiết yếu
là đạo của Tin Mừng.
Trong
rất nhiều sinh hoạt và hình ảnh của cuộc sống, Chúa Giêsu đã chọn bữa ăn như dấu
chỉ ưu việt nhất để rao giảng Tin Mừng của Ngài. Nước Trời giống như một tiệc cưới, đây là một
trong những hình ảnh được Chúa Giêsu sử dụng nhiều nhất để nói lên niềm vui của
Nước Trời. Chúa Giêsu cũng mặc cho bữa tiệc của Ngài một ý nghĩa tượng
trưng đặc biệt. Chúng ta chỉ cần nhớ lại tiệc cưới Cana, trong đó Chúa Giêsu đã
biến nước thành rượu để khách dự tiệc được tiếp tục cuộc vui. Ngài dự tiệc do
Lêvi, do Zakêu và rất nhiều người thu thuế khoản đãi; Ngài đồng bàn với họ,
chia sẻ một tấm bánh và uống một chén rượu với họ.
Không
những đồng bàn với những người tội lỗi, Chúa Giêsu cũng không từ chối lời mời của
những người Biệt phái, những người giàu có. Ngài chia sẻ bữa ăn thân thiết với
gia đình Marta, Maria và Lazarô tại Bêtania. Ngài thiết lập Bí Tích Thánh Thể
trong bữa ăn cuối cùng của Ngài với các môn đệ. Sau khi sống lại, Ngài ngồi đồng
bàn với hai môn đệ trên đường Emmau. Ngài hiện ra trên bờ hồ và chuẩn bị bữa ăn
cho các môn đệ, rồi Ngài cùng ăn cùng uống với các ông.
Bữa ăn là nơi thể hiện
của những giá trị cao quí nhất trong cuộc sống của con người, như gặp gỡ, hiệp
thông, trao ban, chia sẻ, hân hoan. Chính vì ý nghĩa cao quí ấy, Chúa Giêsu đã
mượn hình ảnh bữa tiệc để nói lên những thực tại Nước Trời. Ðến đây, chúng ta
hiểu được ý nghĩa của hình ảnh chiếc áo cưới mà thực khách phải mặc vào khi dự
tiệc cưới. Chiếc áo cưới ấy chính là tâm tình gặp gỡ, chia sẻ, trao ban, hân
hoan mà con người phải mặc lấy để thuộc về Nước Trời.
Có
người đã tưởng tượng ra Thiên đàng, hỏa ngục như hai bàn tiệc. Bàn tiệc dưới hỏa
ngục cũng mâm cao cỗ đầy, thế nhưng khách dự tiệc thì ngồi ủ rũ buồn thiu, bởi
vì mỗi người đều cầm trong tay một đôi đũa dài đến độ thức ăn thì gắp được, nhưng
không thể đưa thức ăn vào miệng. Bàn tiệc trên Thiên đàng cũng y hệt, nhưng
khác một điều, là thay vì gắp thức ăn cho vào miệng mình, người ta lại gắp thức
ăn và đưa vào miệng người đối diện, thế là vui vẻ cả, vì ai cũng được ăn uống
no nê.
Ước gì niềm vui bàn tiệc
thánh mà chúng ta tham dự cũng được tiếp tục thể hiện trong đời thường của
chúng ta. Ước gì cả cuộc sống chúng ta luôn được diễn ra trong gặp gỡ, chia sẻ,
trao ban, vui tươi, nhờ đó chúng ta cảm nhận được niềm vui đích thực của Nước
Trời và thắng vượt được mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, Xin
rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy… Xin dùng cành hương
thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con
sẽ trắng hơn tuyết…
Lẽ sống:
Người
nữ tu khó tính
Thánh
nữ Têrêxa hài đồng Giêsu được trao phó cho công việc trông coi một chị nữ tu
già bị bất toại. Người nữ tu già này nổi tiếng là một người khó tính trong nhà
dòng. Têrêxa phải dìu bà đi từng bước. Một chút thiếu sót cũng đủ cho Têrêxa bị
trách móc. Bà không một lần nói lên một tiếng cám ơn.
Thế nhưng Têrêxa vẫn luôn tỏ ra vui tươi hồn
nhiên và chịu đựng tất cả vì thánh nữ yêu mến Chúa và vì Tình Yêu Chúa, thánh nữ
yêu mến người nữ tu già đáng thương này.Tình
yêu đối với Chúa thường không tỏ hiện bên ngoài. Dấu hiệu bên ngoài của tình yêu mến đối với
Chúa chính là yêu mến tha nhân. Và chúng ta chứng tỏ tình yêu đối với
tha nhân không những bằng lời nói nhưng nhất là bằng hành
động, bằng sự nhẫn nhục, tha thứ và cảm thông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét