Phúc Âm: Lc 13,1-9
“Nếu các ông không chịu sám hối,
thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
1
Lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê
bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang
dâng. 2
Đức Giê-su đáp lại rằng : “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận
đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao ? 3 Tôi nói cho các ông biết : không
phải thế đâu ; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như
vậy. 4
Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ
là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao ? 5 Tôi
nói cho các ông biết : không phải thế đâu ; nhưng nếu các ông không chịu sám hối,
thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.” 6
Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này : “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho
mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, 7 nên bảo người làm vườn : ‘Anh coi,
đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để
làm gì cho hại đất ?’ 8 Nhưng người làm vườn đáp : ‘Thưa ông, xin cứ để
nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. 9 May ra
sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi’.”
Suy
niệm:
Xét mình thay vì xét người: Đâu là sự liên quan giữa đau khổ và tội
lỗi? Có 2 cách nhìn: của thế gian và của Thiên Chúa. Theo cách nhìn của thế
gian: đau khổ phải chịu là do tội lỗi gây lên, “Ác giả ác báo, tội càng lớn đau
khổ càng nhiều.” Theo cách nhìn của Thiên Chúa: đau khổ có thể không do tội lỗi.
Chẳng hạn, có người hy sinh chịu đau khổ cho người khác được sống (Chúa Giêsu),
hay để vinh quang Thiên Chúa được tỏ hiện (Job, người mù từ lúc mới sinh). Chúa
Giêsu dẫn chứng 2 ví dụ:
1. Những
người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật
họ đang dâng. Chúa Giêsu hỏi khán giả: “Các ông tưởng mấy người Galilê này phải
chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho các
ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng
sẽ chết hết như vậy.”
2. Mười
tám người bị tháp Silôác đổ xuống đè chết. Chúa Giêsu cũng đặt câu hỏi cho khán
giả: “Các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành
Jerusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông
không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
Con người phải sinh hoa trái cho Thiên Chúa: Thay vì làm việc vô ích như xét đóan tội
lỗi của người khác, Chúa Giêsu muốn con người làm việc ích lợi hơn là xét đóan
chính mình qua dụ ngôn cây vả không sinh trái: “Người kia có một cây vả trồng
trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn:
"Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh
chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông,
xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó.
May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi."” Thiên
Chúa sẽ kiên nhẫn chờ đợi để con người sinh hoa kết quả; nhưng nếu con người vẫn
không sinh trái, Ngài sẽ chặt đi và lấy chỗ cho người khác để sinh trái cho
Ngài.
Sống
Lời Chúa:
+
Đối với người Do-thái, họ nghiêm khắc kết buộc đau khổ, bệnh tật
và tội lỗi với nhau là một. Đây là một giáo lý độc ác. Chúa Giêsu đã bác bỏ
thuyết đó đối với hai trường hợp mà đám đông kể cho Người nghe. Chúa Giêsu đã nói với họ: “Không phải thế đâu”. Trong hiện
tại, chúng ta cũng đang vấp phải điều này, mỗi khi thấy ai đó bị tai nạn, chúng
ta lại kết án cho là: Tại vì, bởi vì... nên đã bị như vậy. Nếu điều này mình kết
án được, thì cần phải xem lại mình, để mà sửa lại, kẻo lâm phải.
+ Đừng nhìn chung quanh để
dò xét và kết án người khác, nhưng hãy tự xét mình để xem mình đã sinh hoa kết
trái tương xứng với những hồng ân Thiên Chúa đã ban chưa?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, những biến cố xẩy
ra bên ngoài, xin giúp mọi thành viên trong gia đình chúng con biết rà soát lại
cuộc sống của mình. Để sống tốt hơn.
Lẽ sống:
Con
Chim Sáo
Trong
một tập thơ mang tựa đề "Có muôn nghìn lý do để sống", Ðức Cha Helder
Camera, vị giám mục người Brazil nổi tiếng là vị tông đồ của người nghèo đã ghi
lại câu chuyện ngụ ngôn sau đây: Bên cạnh nhà tôi, có một con chim sáo quanh năm
ngày tháng sống giữa trời... Tôi vẫn có thói quen nói chuyện với nó. Một hôm,
tôi hỏi chú sáo có nơi ngủ nghỉ không. Nó ngạc nhiên trả lời: "Có chứ!...
Màn là trời, chiếu là đất. Có bao giờ thiếu đâu".
Do
những đòi hỏi của trí khôn loài người, tôi mới hỏi nó: "Thế thì những lúc
mưa gió, chú trú ngụ ở đâu". Nó nhanh nhẩu trả lời: "Bộ ông nghĩ là
thỉnh thoảng tôi không cần tắm gội sao?" Tôi hỏi nó có đói không. Con chim
sáo mỉm cười đáp: "Ðiều mà tôi muốn là được hót. Tôi sinh ra để hót
mà...". Và nó cất tiếng hót như sau: "Hỡi loài người kiêu ngạo. Hãy
nói cho ta biết đi: liệu ngươi không chết sao?".
Tôi
cứ nài nỉ để chú sáo nhận món quà tôi biếu: đó là một ít bánh mì có thịt... Chú
sáo lại được dịp cười cợt sự ngây ngô của tôi. Nó bảo tôi: "Ông không biết
là loài sáo chúng tôi không có ăn bánh mì và thịt như các ông sao?".
Lần
kia, tôi hỏi chú sáo có cầu nguyện không. Nó không hiểu được câu hỏi của tôi.
Nó chỉ cười trả lời: "Có mấy chú nhóc con lấy đá ném tôi. Nhưng tôi bay
đi, tôi cười và tôi hót". Một
lúc nào đó, tôi có ý nghĩ đưa con sáo vào bệnh viện để nhờ các bác sĩ tìm ra
căn bệnh của nó và chữa trị cho nó. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng nó chỉ là một
con chim.
Qua câu chuyện ngụ ngôn
trên đây, có lẽ Ðức Cha Helder Camera muốn gợi lên cho chúng ta cái thảm trạng
của con người ngày nay: chiến tranh, chết chóc, đau khổ đều phát xuất từ chỗ
con người không chấp nhận nhau. Ai cũng muốn người khác phải suy nghĩ như mình,
phải hành động như mình, phải sống như mình. Ý thức hệ nào cũng cho là ưu việt
và muốn áp đặt trên người khác ngay cả bằng bạo lực.
Ngày nay, con người mỗi
lúc một ý thức hơn về sự đa diện của các nền văn hóa, của các khuynh hướng
chính trị, của các tôn giáo... Sự trưởng thành của nhân loại được thể hiện qua
chính sự chấp nhận ấy: chấp nhận sự khác biệt của tha nhân, chấp nhận tư tưởng
của người khác. Khoan dung là thái độ mà con người ngày nay đang cần hơn bao giờ
hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét