Phúc Âm: Lc 10,13-16
“Ai khước từ Thầy là khước từ Đấng
đã sai Thầy.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
13
Khi ấy, Đức Giê-su nói : “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din ! Khốn cho ngươi, hỡi
Bết-xai-đa ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và
Xi-đôn, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi. 14 Vì thế,
trong cuộc Phán Xét, Tia và Xi-đôn sẽ được xử khoan hồng hơn các ngươi. 15 Còn
ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư ?
Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ ! 16
“Ai nghe anh em là nghe Thầy ; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy ; mà ai
khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.”
Suy
niệm:
Nguy
cơ của những tiện nghi vật chất
Có một hiện tượng chung tại các nước
đang phát triển, đó là người dân nghèo từ thôn quê đổ xô ra thành thị. Tại đô
thị dễ tìm được công ăn việc làm, đời sống nhiều tiện nghi, thú tiêu khiển cũng
nhiều hơn. Nhưng hiện tượng đô thị hóa nào cũng có mặt trái của nó: người dân đưa
nếp sống thôn dã lên thành thị, giao thông tắc nghẽn, việc buôn bán lấn chiếm vỉa
hè, trật tự công cộng không được tôn trọng, và trầm trọng hơn vẫn là đời sống
luân lý đạo đức xuống cấp, nạn phạm pháp gia tăng.
Thời
Cựu Ước, các Tiên tri đã không ngừng lên tiếng cảnh cáo dân chúng về cuộc sống
đồi bại tại các đô thị. Chúc dữ các đô thị vốn là một đề tài quen thuộc trong lời
rao giảng của các Tiên tri. Dường như có hai lý do khiến các Tiên tri lên án
các đô thị: Một đàng các Tiên tri muốn nhắc nhở dân chúng về cuộc sống du mục
trong sa mạc, tại đó họ đã nghe được tiếng Chúa và đã kết ước với Ngài, cuộc sống
càng đơn giản, con người càng dễ kết thân với Chúa; nhưng đàng khác, nhận thấy
cuộc sống đồi bại của các thành phố ngoại giáo trong vùng, các tiên tri muốn cảnh
cáo dân chúng về mối nguy cơ có thể chạy theo một cuộc sống như thế. Sự đồi bại nguy hiểm
nhất mà các Tiên tri không ngừng lên án một cách gắt gao, đó là việc tôn thờ ngẫu
tượng và nếp sống vô luân của thị dân, điển hình nhất là của các đô thị sa đọa
là Sôđôma, Gômôra, Babylon, Tyrô, Siđôn.
Trong Tin Mừng hôm nay,
theo truyền thống các tiên tri Cựu Ước, Chúa Giêsu cũng nêu đích danh ba thành
phố có nếp sống sa đọa nằm dọc theo bờ hồ, đó là Cozazin, Betsaiđa và
Capharnaum. Những tiện nghi vật chất khiến con người
dễ trở thành câm điếc trước Lời Chúa. Con người được tạo dựng không phải để sống đơn độc một mình,
do đó, cô đơn vốn là điều con người sợ nhất, thành ra đi vào quan hệ với người
khác là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Cuộc sống
đô thị với nếp sống ồn ào náo nhiệt của nó dễ tạo cho con người cái cảm tưởng rằng
ở đó họ dễ đi vào quan hệ với người đồng loại.
Tuy nhiên, như thực tế
cho thấy, cuộc sống càng xô bồ, con người càng dễ rơi vào cô đơn.
Kinh Thánh không ngừng nhắc nhở con người rằng chỉ một mình Thiên Chúa mới có
thể mang lại bí quyết cho sự thông hiệp đích thực của con người, nghĩa là giúp
cho con người ra khỏi nỗi cô đơn của mình; bí quyết đó chính là Lời của Ngài. Thật thế, khi con người
sống kết hiệp với Chúa, thì dù có sống một mình, nó cũng sẽ không cảm thấy cô đơn;
lại nữa, khi sống kết hiệp với Chúa, con người sẽ cảm thấy được thúc đẩy để đến
với anh em của mình. Con người không thể kết hiệp với Chúa mà có thể
khước từ người anh em của mình, và ngược lại, bất cứ một quan hệ chân thành nào
với người anh em, cũng luôn gia tăng sự kết hiệp con người với Thiên Chúa.
Dù
muốn hay không, những thay đổi trong cuộc sống do kinh tế thị trường mang lại
không thể không ảnh hưởng đến cuộc sống đức tin của người Kitô hữu. Thật ra, cuộc
sống đức tin không phải là một sinh hoạt phụ trong cuộc sống chúng ta; đức tin phải là chiều
kích bao trùm toàn bộ cuộc sống của chúng ta: chúng ta
là Kitô hữu trong mọi nơi, mọi lúc, mọi sinh hoạt, mọi hoàn cảnh. Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đề cao cảnh giác trước nguy cơ có thể tách biệt
niềm tin với những sinh hoạt hàng ngày và dần dà đẩy niềm tin ra bên lề cuộc sống.
Niềm tin ấy có lẽ chỉ còn là Thánh Lễ Chúa Nhật, một vài sinh hoạt trong khuôn
viên giáo đường, một số kinh kệ trong gia đình, chứ không ăn nhập gì đến cuộc sống
mỗi ngày; niềm tin ấy có lẽ chỉ còn là một món đồ trang điểm cho cuộc sống và cần
thiết cho một số dịp nào đó trong năm, chứ không liên hệ gì đến đòi hỏi công bằng
bác ái, liên đới mà chúng ta phải thực thi hằng ngày.
Nguyện cho Lời Chúa
luôn là động lực thúc đẩy và hướng dẫn chúng ta trong mọi sinh hoạt và quan hệ
hằng ngày của chúng ta, để trong khi mưu cầu cho cuộc sống, chúng ta luôn tìm gặp
Chúa trong tha nhân và trong mọi biến cố.
Sống Lời Chúa:
+
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy bám vào Thiên Chúa
như là cứu cánh của mình. Chỉ có Thiên Chúa và trong Ngài, chúng ta mới tìm được
niềm vui và hạnh phúc đích thực. Loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, con người
không chỉ rơi vào sa đoạ mà còn cắt đứt mối tương quan với tha nhân.
+ Thật vậy, chỉ có lắng
nghe Lời Thiên Chúa và thực hành, thì chúng ta mới trở nên người hoàn thiện, và
xã hội, gia đình mới trở nên tốt mà thôi.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết
yêu mến Lời Chúa và hân hoan thi hành, để Lời Chúa hướng dẫn chúng con biết làm
điều thiện, tránh điều dữ. Có thế, Giáo Hội, xã hội và gia đình mới trở nên
lành mạnh và chúng con mới có hy vọng được cứu độ.
Lẽ sống:
Báu
vật cuối cùng
Ngày
10 tháng 3 năm 1615, tại Glasgow bên Tô Cách Lan, một vị thừa sai lừng danh là
cha Ogilvie bước lên máy chém vì tội rao giảng Phúc Âm.
Trong
giây phút cuối đời, đứng trên đoạn đầu đài thấy hàng ngàn người đứng coi, muốn
để lại cho họ một kỷ niệm và một bảo đảm đức tin, vị tử đạo lấy ra vật cuối
cùng còn lại trong mình: đó là một cỗ tràng hạt... Ngài cố sức ném tràng chuỗi
vào giữa biển người. Tràng chuỗi đã rơi xuống trúng một ông hoàng xứ Hungary
đang trên đường chu du học hỏi, tình cờ ghé qua Glasgow.
Chuỗi
tràng hạt này đã bám riết ông khắp nơi, mãi đến ngày ông quyết định rời bỏ giáo
phái Calvin để quay trở lại với Công Giáo.
Những
mẩu chuyện trên đây không phải là ít trong lịch sử Giáo Hội. Việc sám hối luôn
gắn liền với kinh Mân Côi. Ðó là mệnh lệnh mà Mẹ Maria đã ban bố tại Fatima năm
1917: "Hãy
năng lần hạt Mân Côi".
Thánh
Grêgoriô thành Nysse thường dùng thí dụ sau đây để nói về ảnh hưởng của kinh
Mân Côi trong đời sống Kitô của chúng ta: "Mỗi người chúng ta được ví như một họa sĩ, linh hồn
chúng ta là một khung vải còn nguyên vẹn, màu sắc được dùng là các nhân đức
Kitô giáo, hình ảnh phải họa theo là chính Chúa Giêsu Kitô, hình ảnh sống động
của Chúa Cha. Họa sĩ nào càng muốn hình ảnh họa lại được giống hình mẫu, càng
phải năng ngắm nhìn mẫu khi đặt bút vẽ".
Mẹ
Maria là mẫu gương của đời sống Kitô. Qua kinh Mân Côi, chúng ta chiêm ngắm các
biến cố trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Nhờ ôn đi, đọc lại nhiều lần,
các biến cố đó sẽ thấm nhập tâm hồn chúng ta để dần dần biến chúng ta theo
khuôn mẫu của các Ngài.
Kinh
Mân Côi không những là hình thức đạo đức có tính cách cá nhân, nhưng còn là chất
keo nối kết mọi người trong gia đình lại với nhau. Còn hình ảnh nào được ghi đậm
trong tâm khảm chúng ta cho bằng những giờ kinh Mân Côi đọc chung trong gia
đình... Gần đây, người ta phát động việc đọc kinh Mân Côi trong gia đình với khẩu
hiệu: "Một
gia đình cầu nguyện chung với nhau là một gia đình đứng vững".
"Nơi nào có hai
hay ba người ngồi lại với nhau vì danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ".
Mà nơi nào có Thiên Chúa, nơi đó cũng sẽ có Tình Yêu. Vì Tình Yêu là chất men
liên kết mọi người trong gia đình lại với nhau.
Việc
cầu nguyện trong gia đình, nhất là với kinh Mân Côi, là yếu tố bảo đảm sự bền vững
của hôn nhân và khơi dậy ơn gọi trong gia đình.
Trong
tông huấn về việc tôn kính Mẹ Maria, Ðức Phaolô VI đã nhắn nhủ chúng ta như
sau: "Những
điều kiện sinh sống đổi thay của ngày nay khiến việc hội họp gia đình không được
dễ dàng và dù khi sum họp được thì nhiều hoàn cảnh lại làm cho cuộc họp mặt khó
biến thành một dịp nguyện cầu. Các gia đình muốn sống trọn vẹn ơn gọi và tinh
thần của gia đình Công Giáo phải tận lực lướt thắng những áp lực cản trở gia
đình không thể hội họp và cầu nguyện chung".
Tinh
thần đạo đức của các phần tử trong gia đình được thể hiện và tăng triển trong
những giờ cầu nguyện chung, gồm cả việc đọc kinh hay đọc sách Thánh, chia sẻ lời
Chúa, nhưng thuận lợi hơn cả đối với các gia đình Việt Nam đó là việc đọc kinh
Mân Côi. Cũng chính Ðức Cố Giáo Hoàng VI khuyên nhủ chúng ta: "Sau việc đọc
kinh Nhật Tụng thì việc đọc kinh Mân Côi được coi như một trong những kinh cầu
nguyện chung tốt đẹp nhất, hữu hiệu nhất mà gia đình Công Giáo được khuyến
khích đọc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét