PHÚC ÂM: Lc 12,1-7
"Mọi sợi tóc trên đều các con cũng đã được đếm cả rồi". (Lc 12,7).
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
1 Trong lúc ấy, đám đông tụ họp hàng vạn
người, đến nỗi giẫm lên nhau. Bấy giờ Đức Giê-su bắt đầu nói, trước hết là với
các môn đệ : "Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả.
2
Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ
không biết. 3
Vì thế, tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày ; và
điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ được công bố trên mái nhà.
4 "Thầy nói cho anh em là bạn hữu của
Thầy được biết : Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì
hơn được nữa. 5
Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai : hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền
ném vào hoả ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết : anh em hãy sợ Đấng ấy. 6 Năm
con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không ? Thế mà không một con nào bị bỏ
quên trước mặt Thiên Chúa. 7 Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi.
Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.
Suy niệm:
Men Pharisiêu
Ðoạn Tin Mừng
chúng ta nghe hôm nay là những câu đầu tiên trong chương 12 Phúc Âm theo thánh
Luca. Nơi chương này, tác giả quy góp lại những lời dạy của Chúa Giêsu cho các
môn đệ, mặc dù đám đông dân chúng đang hiện diện nơi đó không bị loại ra bên
ngoài. Như chúng ta đọc thấy ngay câu thứ nhất của chương 12: "Dân chúng
qui tụ quanh Chúa đông đảo đến độ dẫm chân lên nhau. Họ đến để nghe Lời Chúa giảng
dạy và được gặp Chúa". Tuy nhiên nơi câu kế tiếp (tức câu thứ hai), tác giả
sách Phúc Âm cho thấy là Chúa Giêsu chú ý nhiều hơn đến các môn đệ, nên ghi
thêm chi tiết : "Chúa Giêsu bắt đầu nói trước hết với các môn đệ", lời
giảng của Chúa Giêsu là cho tất cả mọi người nhưng đối với các môn đệ thì càng
có giá trị bắt buộc nhiều hơn nữa.
Nếp sống mà Chúa
muốn cho các môn đệ Ngài sống là hoàn toàn mới mẻ, khác với nếp sống của những
biệt phái và thông luật bị Chúa nặng lời khiển trách trước đó: "Các con hãy giữ
mình đừng bị men Pharisiêu tức sự sống giả hình". Các môn đệ
Chúa sẽ dấn thân sống sự thật và phục vụ cho sự thật với hết lòng thành thật.
Những hành động,
nếp sống hàng ngày của môn đệ cần phải phù hợp với tâm hồn bên trong, không thể
nào che đậy giấu diếm tâm hồn xấu xa mãi được, không gì ẩn khuất bên trong mà
không bị lộ ra; nhưng không phải chỉ có nếp sống thành thật không mà thôi. Nếp
sống đó là một chứng tá công khai cho Chúa: "Ðiều tốt tự nhiên được loan truyền phổ biến".
Ðiều các môn đệ nghe, nhận lãnh từ Chúa cần được loan báo cho mọi người. Người Kitô môn đệ
Chúa không thể giấu diếm tài năng, những nén bạc Chúa ban cho mà cần phải rao
giảng trên mái nhà, công khai cho mọi người được biết.
Nếp sống mà Chúa muốn
cho các môn đệ Ngài sống là hoàn toàn mới mẻ, khác với nếp sống của những biệt
phái và thông luật bị Chúa nặng lời khiển trách trước đó: "Các con hãy giữ mình đừng bị men
Pharisiêu tức sự sống giả hình". Các môn đệ Chúa sẽ dấn thân sống
sự thật và phục vụ cho sự thật với hết lòng thành thật.
Chúa Giêsu
khuyên các môn đệ hãy can đảm và tin tưởng vào sự chăm sóc của Thiên Chúa: "Chúng con đừng
sợ những kẻ chỉ làm hại được trên thể xác, nhưng hãy có lòng kính sợ
Chúa". Ðây là sự kính sợ của lòng yêu thương con thảo đối với
Thiên Chúa Cha, là Ðấng luôn luôn hiện diện với con người, với những môn đệ: "Này, Ta sẽ ở
cùng chúng con mỗi ngày cho đến tận thế". Lo sợ trước những thử
thách, những bách hại, là phản ứng tự nhiên của con người, nhưng Chúa Giêsu muốn
cho chúng ta vượt qua những phản ứng tự nhiên này bằng tình yêu mạnh mẽ đối với
Chúa.
Mỗi Ngày Một Tin Vui
Sống Lời Chúa:
Các
con hãy coi mình như một cây trồng bên giòng suối, nó mang hoa trái đúng mùa
(Tv 1); và khi nó càng bị gió bốn mùa lay chuyển, nó càng cắm sâu rễ xuống đất!
Thánh Margarita Maria
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa là Ðường, là sự Thật. Chúng con, người môn đệ của Chúa cũng phải
luôn đi trong sự thật. Thành thật trong tâm hồn, thành thật trong lời nói và
thành thật trong hành động của chúng con. Chính cách sống chân thành của chúng
con là một lời loan báo về Chân Lý là chính Chúa. Ðể sống theo sự thật, chắc chắn
chúng con sẽ phải trả giá. Nhưng chúng con tin tưởng Chúa luôn đồng hành và trợ
giúp chúng con.
Lẽ sống:
Xin cho chúng con lương thức hằng ngày
Hôm nay là ngày
quốc tế về lương thực do tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc đề xướng.
Nói đến lương thực,
nhất là trong một quốc gia nghèo đói như Việt Nam, có lẽ tự nhiên, ai trong
chúng ta cũng nghĩ đến cái đói trên thế giới.
Ðói không chỉ là
một trạng thái cần ăn uống, nhưng được các chuyên viên về thực phẩm và sức khỏe
định nghĩa như là một tình trạng thường xuyên của một người không đủ ăn để có
thể có một cuộc sống lành mạnh. Danh từ chuyên môn thường được dùng để chỉ tình
trạng này là dưới mức dinh dưỡng. Nạn nhân dễ thấy nhất của tình trạng này là
các trẻ em của những nước nghèo.
Mỗi năm người ta
tính có đến 15 triệu trẻ em chết vì nhiều nguyên do có liên quan đến tình trạng
thiếu dinh dưỡng. Mỗi ngày, trên khắp thế giới, có khoảng 40 ngàn trẻ em chết
vì đói. Số người chết vì đói ăn cũng tương đương với số thương vong nếu cứ ba
ngày có một trái bom hạt nhân được ném xuống một vùng đông dân cư.
Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến nạn đói
kém. Người ta cho rằng nguyên nhân chính nằm trong chính sách kinh tế, chế độ
chính trị, xã hội. Nhưng tựu trung, căn rễ sâu xa nhất vẫn là sự ích kỷ của con
người. Nếu một phần mười những người giàu có trên thế giới biết san sẻ cho những
người nghèo, thì có lẽ thế giới này không còn có những trẻ em chết đói mỗi ngày
nữa. Nếu ngay cả trong một quốc gia, người ta biết dùng tiền bạc để mua cơm
bánh cho con người hơn là đầu tư vào khí giới, thì chắc chắn sẽ không còn cảnh
người chết đói nữa.
Tại một vài quốc
gia kỹ nghệ đang chuyển mình để bước vào cuộc cách mạng kỹ nghệ lần thứ ba, người
ta thường nói đến kỷ nguyên điện toán, thụ thai trong ống nghiệm... Thế nhưng,
tại rất nhiều nơi trên thế giới, mỗi ngày vẫn có đến 40 ngàn trẻ em chết vì đói
ăn... Thế giới của chúng ta quả là một nhân thể bệnh hoạn. Một nơi nào đó trong
cơ thể, một số bộ phận phát triển một cách dư dật, một nơi khác, nhiều cơ phận đang
chết dần chết mòn vì thiếu tiếp tế.
Có lẽ nhân loại
chúng ta không chết đói cho bằng vì thiếu tình thương. Những người đang chờ chết
cũng là những người đang chờ từng nghĩa cử yêu thương của đồng loại. Những người
dư dật nhưng không biết san sẻ cũng là những người đang chết dần trong ích kỷ.
Con người cần có cơm bánh để sống đã đành, nhưng con người cũng cần có tình thương
để tồn tại. Kẻ đón nhận tình thương cũng được sống mà người san sẻ tình thương
cũng được sống. Chúng ta phải
làm gì để được sống? Dĩ nhiên, chúng ta phải có đủ cơm bánh hằng ngày. Nhưng
câu trả lời mà mỗi người Kitô phải tự nói với mình là: để được sống, tôi cần phải
làm cho người khác được sống. Ðó là sự sống đích thực của chúng ta. Bởi vì ai sống
trong tình yêu, người đó sống trong Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét