Các Thánh nam nữ - Lễ trọng
Phúc Âm : Mt 5,1-12a
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo
khó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
1 Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi.
Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. 2 Người mở miệng dạy họ rằng :
3 "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo
khó,
vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5 Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên
Chúa ủi an.
6 Phúc thay ai khát khao nên người công
chính,
vì họ sẽ được Thiên
Chúa cho thoả lòng.
7
Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên
Chúa xót thương.
8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy
Thiên Chúa.
9 Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên
Chúa.
10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công
chính,
vì Nước Trời là của họ.
11 Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người
ta sỉ vả, bách hại
và vu khống đủ điều xấu
xa.
12 Anh em hãy vui mừng hớn hở,
vì phần thưởng dành cho
anh em ở trên trời thật lớn lao.
Quả vậy, các ngôn sứ là những
người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.
Suy
niệm:
Nên thánh bằng
tình mến
Lễ Các thánh là niềm hy
vọng và khích lệ cho chúng ta là những người đang bước đi trên con đường lữ thứ
trần gian. Công đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh: "Được ban cho những phương
tiện cứu độ dồi dào và cao cả như thế, tất cả các Ki-tô hữu, dù trong hoàn cảnh
và bậc sống nào, mỗi người trong con đường của mình, đều được Chúa kêu gọi đạt
tới sự thánh thiện trọn hảo như Chúa Cha là Đấng trọn hảo" (GH 11).
Khi
đọc kinh Tin Kính, chúng ta long trọng tuyên xưng bốn đặc tính của Giáo Hội:
Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Thánh thiện vừa là ơn gọi của
người tín hữu, vừa là một đặc tính nổi bật của cộng đoàn những người tin vào
Chúa Ki-tô. Chính sự thánh thiện đã tô điểm hình ảnh của Giáo Hội và làm cho
Giáo Hội trường tồn với thời gian.
Ngay
từ thời Giáo Hội sơ khai, những ai tin vào Chúa Giê-su đã được gọi là "các
thánh" (x. Cv 9,13; 1 Cr 6,1), và các cộng đoàn Đức tin cũng được gọi là
"cộng đoàn các thánh". Đương nhiên, khi dùng khái niệm này để chỉ các
tín hữu, các tác giả không có ý "phong thánh" cho mọi tín hữu, nhưng
muốn nhắc tới một danh dự và bổn phận: danh dự vì họ được mang tên Đức Ki-tô; bổn
phận, vì họ phải cố gắng mỗi ngày để nên giống Đức Ki-tô, Đấng Thánh của Thiên
Chúa.
Giáo
Hội thánh thiện, vì Giáo Hội là hiện thân của Chúa Giê-su. Nhờ Chúa Giê-su,
Giáo Hội có khả năng thánh hoá mọi vật mọi loài. "Tất cả các công việc của
Giáo Hội đều hướng về mục đích là thánh hoá con người trong Đức Ki-tô và tôn
vinh Thiên Chúa" (Hiến chế Phụng vụ Thánh, Công đồng Va-ti-ca-nô II, số 10).
Thời
xưa, khi nói đến các thánh, chúng ta chỉ nghĩ đến Đức Trinh nữ Maria, Thánh
Giuse, Thánh Phê-rô và Phao-lô cùng với các vị thánh có tên trong Kinh cầu Các
thánh hoặc trong Sổ bộ các thánh đã được Giáo Hội tuyên phong. Ngày lễ hôm nay
mời gọi chúng ta hướng lòng lên trời cao chiêm ngưỡng cộng đoàn đông đảo các
thánh nam nữ. Họ là những vị thánh đã được Giáo Hội tôn phong và đặt trên bàn
thờ; nhưng họ cũng là những người, tuy chưa được tôn phong, đã được Chúa thưởng
công vì suốt đời tận tuỵ hy sinh, mến Chúa yêu người. Trong cộng đoàn đông đảo
các thánh, cũng có những người xưa đã là tội nhân, nhưng được ơn Chúa tác động
và biến đổi cuộc đời, sám hối chân thành và quyết tâm nên thánh. Các thánh là
"những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt và
tẩy áo mình trong máu con chiên" (Bài I). Như vậy, hào quang thánh thiện
là phần thưởng Chúa ban cho những ai đã kiên định trong Đức tin và trung thành
trong gian nan thử thách.
Lễ
Các thánh là niềm hy vọng và khích lệ cho chúng ta là những người đang bước đi
trên con đường lữ thứ trần gian. Công đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh: "Được
ban cho những phương tiện cứu độ dồi dào và cao cả như thế, tất cả các Ki-tô hữu,
dù trong hoàn cảnh và bậc sống nào, mỗi người trong con đường của mình, đều được
Chúa kêu gọi đạt tới sự thánh thiện trọn hảo như Chúa Cha là Đấng trọn hảo"
(GH 11).
Nhiều
người ngày nay cho rằng nên thánh là một lý tưởng cổ xưa xa vời, không liên
quan đến đời sống hiện tại của các tín hữu. Khi cùng đọc và suy tư lời giảng dạy
của Chúa về "Tám mối phúc thật", Phụng vụ muốn khẳng định với chúng
ta: ơn gọi nên thánh vô cùng cần thiết và gần gũi chúng ta, như hơi thở, như
lương thực hằng ngày. Hơn nữa, chúng ta có thể nên thánh bằng những việc làm rất
đơn sơ dung dị trong cuộc sống, tức là thực hiện các mối phúc mà Chúa Giê-su đã
rao giảng. Những người được nên thánh không phải vì họ đã làm những việc ngoạn
mục lớn lao, thay đổi thế giới, nhưng là những người có Đức tin chân thành, Đức
cậy kiên vững và có Đức mến nồng nàn. Nhờ những nhân đức "đối thần"
này, họ sẵn sàng có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, kiên định trong lúc sầu khổ,
luôn ao ước được nên công chính, chuyên cần thực thi lòng nhân hậu, luôn sống
trong sạch ngay thẳng, bền chí xây dựng hoà bình và vì Chúa, họ sẵn sàng chịu
bách hại thiệt thòi để Danh Chúa cả sáng. Nên thánh là thực hiện một trong những
mối phúc này, được soi sáng và thúc đẩy nhờ Tình Yêu. Thánh Tê-rê-sa đã khám
phá ra điều đó và đã khẳng định: "Tình Yêu bao gồm nơi mình tất cả các ơn
gọi, Tình Yêu là mọi sự và Tình Yêu bao trùm khắp không gian và thời gian... tắt
một lời, Tình Yêu thì vĩnh cứu".
"Mỗi vị thánh đều
có một quá khứ; mỗi tội nhân đều có một tương lai". Điều này khẳng định với
chúng ta, dù tội lỗi thế nào đi nữa, chúng ta cũng không tuyệt vọng, vì Chúa
luôn ban ơn dìu dắt chúng ta. Nếu chúng ta yêu mến và can đảm nắm lấy bàn tay
Ngài, Ngài sẽ giúp chúng ta trên con đường nên thánh.
Đức Cha Giuse
Vũ Văn Thiên
Giám mục Giáo
phận Hải Phòng
Cầu
nguyện:
Nguyện xin các thánh nam nữ đã được sống trong ân nghĩa cùng Chúa
cầu thay nguyện giúp cho mỗi người chúng con luôn nhận ra tình thương của Chúa
để biết sống đền đáp ân tình Chúa ban. Xin giúp cho mỗi người chúng con biết
gìn giữ ân sủng cao quý là con cái của Chúa bằng việc sống thanh sạch, và can đảm
dũ bỏ bụi trần mê muội. Xin cho mỗi người chúng con biết đón nhận ý Chúa qua việc
vui với phận mình và chu toàn bổn phận làm người và làm con Chúa.
Lẽ sống:
Giòng giống vĩ nhân
Cách
đây mười năm, một người Pháp tên là Alfred de Pierrecourt để lại gia tài của
ông là 2 triệu Mỹ kim với lời di chúc là phải sử dụng số tiền ấy để gây giống
cho những người khổng lồ. Người thi hành di chúc của ông đã trích ra 1/4 số tiền
để tìm và mang những người cao lớn vượt tầm mức về sống ở gần thành phố Rouen,
khuyến khích họ lập gia đình với nhau. Nhưng chương trình gây giống những người
khổng lồ này bị thất bại vài năm sau đó.
Cách
đây non hai ngàn năm có một người cũng để lại một di chúc, một chương trình,
nhưng không phải để gây giống cho những người khổng lồ về phương diện hình vóc
mà là về phương diện tinh thần. Chương trình quen được gọi là "8 mối phúc
thật" do Chúa Giêsu biên thảo. Trải qua bao thế hệ mãi cho đến thời đại
chúng ta, vô số những tín hữu Kitô nhờ áp dụng chương trình này mà trở thành vĩ
nhân. Mừng kính những vĩ nhân
ấy trong ngày lễ các thánh nam nữ hôm nay, chúng ta hãy noi gương các ngài đem
ra thực hành mỗi mối phúc thật trong cuộc sống, để càng sống chúng ta càng phát
triển, tiến bộ trên con đường thánh thiện mà Chúa Giêsu đã vạch ra cho mỗi người
chúng ta.