PHÚC ÂM: Mt 13, 36-43
"Cũng như người ta thu lấy cỏ
lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, sau khi giải tán dân chúng, Chúa Giêsu trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người
và thưa rằng: "Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng
con nghe". Người đáp lại rằng: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng
là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian
ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các
thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào,
thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu
tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả
chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói
như mặt trời trong nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe".
Suy niệm:
1.
Câu chuyện trong đoạn Tin mừng hôm nay xảy ra tại nhà hai chị em Mácta và
Maria, khi Đức Giêsu và các môn đệ dừng chân ghé thăm họ. Hai cô với hai cách
tiếp đón: Mácta tất bật trong việc chuẩn bị thết đãi Chúa một bữa ăn, còn Maria
thì ngồi hầu chuyện, lắng nghe. Cơ sự của câu chuyện là ở lời đề nghị của
Matta: “Xin Thầy bảo em con giúp con với”. Và đây là quan điểm của Đức Giêsu:
“Maria đã chọn phần tốt nhất”.
Tại
sao Maria vô tâm ngồi nghe Đức Giêsu, mặc cho người chị với công việc chuẩn bị
bữa ăn? Chỉ vì cô muốn nghe “Lời”.
Tại
sao Mácta phân bì với em? Chỉ vì cô nóng lòng muốn cũng được ngồi nghe “Lời”.
Tại
sao Đức Giêsu trách cứ Mácta về lời đề nghị của cô? Chỉ vì Ngài muốn đề cao “Lời” và những ai nghe “Lời”
Hôm
nay, dường như Lời Chúa và những giá trị được đề nghị của Tin mừng, trở nên xa
lạ trong cuộc sống của nhiều Kitô hữu.
·
Mong sao, đừng có một nghịch cảnh
nào khiến tôi hờ hững với việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
·
Mong sao, giữa bao gian khó trong
cuộc đời này, tôi vẫn tin Lời Chúa sẽ là đèn soi chân tôi bước, là ánh sáng dẫn
đường tôi đi.
2. Gia đình thánh nữ Macta được Chúa
Giêsu thương mến một cách đặc biệt và là nơi Người cùng các tông đồ thường lui
tới. Macta là chị cả và luôn thể hiện vai trò chủ nhà trong việc tiếp rước
Chúa. Lòng yêu mến và sự kính trọng bà dành cho Chúa qua việc dọn bữa thể hiện
lòng tin của bà. Lòng tin ấy biểu lộ một cách công khai và mạnh mẽ khi Ladarô
qua đời, qua lời thưa: bây giờ con biết, bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên
Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy, và nhất là lời xác quyết: Con vẫn tin Thầy là
Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian. Lời tuyên xưng Đức Tin của
Macta mạnh mẽ phi thường. Chúa Giêsu đã tưởng thưởng cho Đức Tin của Macta bằng
cách cho Ladarô trỗi dậy.
Có thể nói Đức Tin của Macta vừa xác tín
vừa được thể hiện bằng việc làm là phục vụ Chúa và các tông đồ. Người tín hữu
luôn ý thức thể hiện Đức Tin nhờ tuyên xưng, cử hành, sống và thông truyền.
Sống Lời Chúa:
+
Mỗi khi làm việc gì bạn hãy bắt đầu bằng
việc cầu nguyện.
+
Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như
thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời
(Cl 3,23).
+
Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng
bởi mọi Lời Thiên Chúa phán ra (Mt 4,4).
+
Người công chính sống bởi Đức Tin (Rm
1,17).
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giê-su, xin cho con say
mê Lời Chúa, xin cho con luôn kết hiệp với Chúa khi cầu nguyện cũng như lúc làm
việc để trong mọi việc con đều làm cho Chúa và vì Chúa mà thôi.
Lẽ sống:
Một
Tiếng Cám Ơn
Trong
một bài huấn đức ngắn ngủi trước khi đọc kinh truyền tin, Ðức Gioan Phaolô I, vị
Giáo Hoàng của mỉm cười, đã kể một câu chuyện như sau:
Trong
một gia đình nọ, một người đàn bà phải lo phục dịch cho một người chồng, một người
anh và hai người con trai lớn. Bà phải làm tất cả mọi sự trong nhà: từ đi chợ,
nấu ăn, giặt giũ đến quét dọn trong nhà. Một ngày Chúa Nhật nọ, sau một buổi
sáng đi dạo ngoài trời trở về, những người đàn ông bỗng nhận thấy có một điều lạ
trong nhà, bàn ăn đã được chuẩn bị cho bữa trưa, nhưng thay vì thức ăn, họ chỉ
thấy toàn cỏ khô. Mọi người đều nhao nhao phản đối người đàn bà... Chờ cho mọi
người im tiếng, người đàn bà mới bình tĩnh giải thích:
"Tất
cả thức ăn đều có sẵn rồi, nhưng cho phép tôi được nói một điều. Tôi phải chuẩn
bị thức ăn hằng ngày cho các người, tôi phải dọn dẹp trong nhà, tôi phải giặt
giũ quần áo cho các người, tôi phải làm mọi sự trong nhà này, nhưng chưa bao giờ
các người mở miệng khen lấy một tiếng, hay nói một lời cám ơn... Các người chỉ
chực có một thiếu sót của tôi để la ó, phản đối mà thôi".
Vô
ơn là thái độ thường xuyên của mỗi người trong chúng ta. Chúng ta dễ thấy những
thiếu sót của người khác đối với chúng ta, nhưng chúng ta lại thiếu nhạy cảm đối
với những gì người khác đang làm cho chúng ta. Một chút tế nhị, một chút cảm
thông, một lời nói an ủi vỗ về, một tiếng cám ơn, đó là men làm dậy niềm vui
trong cuộc sống của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét